1. C-TPAT là gì?
C-TPAT (Customs-Trade Partnership Against Terrorism) là Chương trình Đối tác Hải quan – Thương mại chống khủng bố, được sáng lập bởi Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (U.S. Customs and Border Protection – CBP) vào năm 2001, sau sự kiện 11/9.
Đây là một chương trình tự nguyện dành cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, nhằm nâng cao an ninh chuỗi cung ứng từ điểm xuất phát đến điểm đến cuối cùng, đặc biệt là đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
2. Mục tiêu của C-TPAT
- Bảo vệ chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi các mối đe dọa như khủng bố, buôn lậu, gian lận thương mại, và hàng giả.
- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực công và tư, giúp hải quan Hoa Kỳ nhận diện các đối tác kinh doanh đáng tin cậy.
- Tăng cường kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan hàng hóa.
3.Đối tượng tham gia
C-TPAT dành cho các tổ chức liên quan đến chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, như:
- Nhà sản xuất (Manufacturers)
- Doanh nghiệp xuất khẩu
- Nhà nhập khẩu
- Hãng vận chuyển (Carriers)
- Đại lý logistics
- Cảng và kho ngoại quan
- Đại lý hải quan (Customs Brokers)
4. Yêu cầu của C-TPAT
Các doanh nghiệp tham gia phải:
- Xây dựng kế hoạch an ninh chuỗi cung ứng phù hợp với tiêu chuẩn C-TPAT.
- Thực hiện đánh giá rủi ro an ninh định kỳ.
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập, bảo mật container, bảo mật thông tin và nhân sự.
- Đào tạo nhận thức về an ninh cho nhân viên.
- Duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi cung ứng.
5. Lợi ích khi tham gia C-TPAT
- Ưu tiên xử lý tại cửa khẩu, giúp giảm thời gian thông quan và chi phí logistics.
- Giảm thiểu việc kiểm tra thực tế (inspections) bởi hải quan Hoa Kỳ.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Tiếp cận các chương trình đối tác quốc tế tương đương (Mutual Recognition Arrangements – MRAs).
- Tăng cường an ninh nội bộ và chuỗi cung ứng, từ đó giảm thiểu rủi ro mất mát và gián đoạn.